A Brief Illustrated Guide To Understanding Islam

Bạn đang ở đây: Trang chủ > Chương1: Một số dấu hiệu nhận biết về tính chân lý của Islam. > (1) Những phép mầu mang tính khoa học trong Thánh Kinh Qur'an > H) Những Bình luận của các nhà khoa học về những phép mầu mang tính khoa học trong Thánh Kinh Qur'an

H) Những Bình luận của các nhà khoa học về những phép mầu mang tính khoa học trong Thánh Kinh Qur'an:

Dưới đây là một số bình luận của các nhà khoa học về những phép mầu mang tính khoa học trong Thánh Kinh Qur'an.1 Tất cả những lời bình luận này được rút ra từ cuốn băng video có tựa đề Đó là Sự thật. Trong cuốn băng video này, bạn có thể nhìn thấy hình ảnh và nghe tiếng của các nhà khoa học khi họ đưa ra những lời bình luận sau đây.

1)  Tiến sỹ. T. V. N. Persaud là Giáo sư chuyên ngành giải phẫu, nhi khoa và sức khỏe trẻ em, sản khoa, phụ khoa và sinh sản thuộc Trường Đại học Manitoba, Winnipeg, Manitoba, Canada. Ông từng giữ cương vị Chủ nhiệm Khoa Giải phẫu tại trường này trong suốt 16 năm. Ông là nhà khoa học nổi tiếng trong các lĩnh vực ông nghiên cứu. Ông đã viết hoặc biên tập 22 cuốn sách giáo khoa và đã có bài đăng trên 181 tờ báo khoa học. Năm 1991, ông nhận giải thưởng cao quý nhất dành cho lĩnh vực giải phẫu ở Canada, Giải thưởng lớn J.C.B. của Hiệp hội các nhà giải phẫu Canada. Khi được hỏi về những phép mầu mang tính khoa học trong Kinh Qur'an mà ông từng nghiên cứu, ông đã nói như sau:

“Theo những gì tôi biết, thì Muhammad là một người bình thường. Ông ấy không biết đọc, không biết viết. Trên thực tế, ông ấy mù chữ. Và chúng ta đang nói về khoảng 1,200 (thật ra là khoảng 1,400) năm trước. Chúng ta đang nói về một người mù chữ mà lại có thể đưa ra những lời tuyên bố rất thâm thúy mà lại chính xác đến không ngờ về bản chất khoa học. Còn về cá nhân tôi, tôi chẳng thấy vấn đề này xảy ra chỉ là do ngẩu nhiên. Có quá nhiều chi tiết chính xác và cũng giống như Tiến sỹ Moore, tôi chẳng thấy có gì khó khăn về nhận thức rằng đó là một nguồn cảm hứng hay sự khám phá siêu phàm giúp cho Muhammad có thể đưa ra những lời lẽ như thế.”    (View the RealPlayer video of this comment Video Clip)

Giáo sư Persaud đã từng đưa một vài câu thơ trong Kinh Qur'an và từng lời nói của Thiên Sứ Muhammad  trong một số cuốn sách của ông. Ông cũng đã từng giới thiệu những câu thơ này và những lời nói của Thiên Sứ Muhammad  tại một số hội nghị.

2)  Tiến sỹ Joe Leigh Simpson là Chủ nhiệm Khoa Sản khoa và Phụ khoa, giáo sư chuyên ngành sản khoa và phụ khoa, cũng như Phân tử và Di truyền học ở người thuộc Trường Y khoa Baylor, Houston, bang Texas, Mỹ.  Trước đó, ông từng là Giáo sư chuyên ngành Sản khoa và phụ khoa, kiêm Chủ nhiệm Khoa Sản khoa và Phụ khoa thuộc trường Đại học Tennessee, Memphis, Bang Tennessee, Mỹ. Ông từng là Chủ tịch Hội Sản khoa Mỹ.  Ông từng nhận rất nhiều giải thưởng, bao gồm Giải thưởng Công trạng của Hiệp hội Giáo sư Sản khoa và Phụ khoa năm 1992. Giáo sư Simpson đã nghiên cứu hai câu nói sau đây của Thiên Sứ Muhammad :

{Trong mỗi người các ngươi, tất cả những thành phần được cấu tạo nên cơ thể các ngươi được tập hợp lại trong tử cung của người mẹ trong bốn mươi ngày...}2

{…Và sau 42 đêm, Thượng Đế sẽ cử một thiên thần xuống để tạo thành hình và tạo ra thính giác, thị giác, da, thịt và xương....}3

Ông đã nghiên cứu hai câu nói trên của Thiên Sứ Muhammad  một cách khái quát, giải thích rằng 40 ngày đầu tiên tạo thành một thời kỳ có thể phân biệt rõ ràng về sự hình thành của phôi thai. Ông cũng đặc biệt ấn tượng với tính chính xác tuyệt đối trong những lời nói của Thiên Sứ Muhammad  .   Do đó, trong một hội nghị, ông đã đưa ra ý kiến như sau:

“Vì thế, hai Hadis (lời nói của Thiên Sứ Muhammad  ) đã được nhắc đến đã cho chúng ta một thời gian biểu cụ thể về sự phát triển chủ yếu về phôi thai học trước 40 ngày. Một lần nữa, tôi cho rằng, trong buổi sáng nay có rất nhiều diễn giả đã khẳng định nhiều lần rằng: hai Hadis trên không thể đúc rúc trên cơ sở những kiến thức khoa học tồn tại ở thời điểm hai câu nói này được viết ra. . . . Theo tôi, điều đó không chỉ cho thấy rằng không có xung đột giữa di truyền học và tôn giáo, mà trên thực tế, tôn giáo có thể hướng dẫn khoa học bằng cách thêm vào những khám phá đối với những phương pháp khoa học truyền thống và rằng có những tuyên bố trong Kinh Qur'an mà vẫn còn đúng trong nhiều thế kỷ sau, và điều đó giúp khẳng định rằng những kiến thức trong Kinh Qur'an là xuất phát từ Thượng Đế đấng tối cao.”    (View the RealPlayer video of this comment Video Clip)

3) Tiến sỹ E. Marshall Johnson là Giáo sư danh dự về Giải phẫu và Sinh học Phát triển thuộc Trường Đại học Thomas Jefferson, Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ.  Ông từng là Giáo sư Giải phẫu, chủ nhiệm khoa Giải phẫu, giám đốc Viện Daniel Baugh trong suốt 22 năm. Ông còn là Chủ tịch Hội nghiên cứu Quái thai. Ông là tác giả của hơn 200 ấn phẩm. Năm 1981, tại Hội nghị Y tế lần thứ bẩy ở Dammam, Saudi Arabia, Giáo sư Johnson đã nói trong phần thuyết trình công trình nghiên cứu của mình như sau:

“Tóm lại: Kinh Qur'an miêu tả không chỉ sự phát triển của hình dáng bên ngoài, mà còn nhấn mạnh vào những giai đoạn bên trong, các giai đoạn bên trong phôi thai, sự hình thành và phát triển của nó, nhấn mạnh những sự kiện quan trọng được khoa học tự nhiên công nhận.”    (View the RealPlayer video of this comment Video Clip)

Ông cũng nói rằng: “Với tư cách là một nhà khoa học, tôi chỉ có thể giải quyết những gì mà tôi có thể thấy một cách rõ ràng. Tôi có thể hiểu phôi học và sinh học phát triển. Tôi có thể hiểu những lời mà người ta dịch nghĩa từ Kinh Qur'an cho tôi. Như tôi đã đưa ra ví dụ trước đó, nếu tôi có thể quay ngược thời gian về kỷ nguyên đó, biết những gì tôi đã biết hiện nay và mô tả mọi chuyện, tôi không thể mô tả những gì đã được mô tả. Tôi chẳng thấy có bằng chứng nào để phủ nhận rằng Muhammad có được những kiến thức này từ đâu đó. Do đó, tôi thấy ở đây chẳng có gì mâu thuẫn với khái niệm rằng có sự trợ giúp của thần thánh liên quan đến những gì ông ấy có thể viết ra.”4  (View the RealPlayer video of this comment Video Clip)

4)  Tiến sỹ William W. Hay là một nhà khoa học nổi tiếng, chuyên nghiên cứu về biển. Ông là Giáo sư chuyên ngành Địa chất thuộc Đại học Colorado, Boulder, Bang Colorado, Mỹ. Trước đó, ông từng làm Hiệu trưởng trường khoa học hàng hải và khí quyển Rosentiel thuộc trường Đại học Miami, Mianmi, bang Florida, Mỹ. Sau khi thảo luận với Giáo sư Hay về những gì được đề cập trong Kinh Qur'an về những khám phá mới đây về biển, ông nói:

“Tôi cho rằng thật thú vị khi biết rằng thông tin này có trong đoạn văn cổ của Thánh Kinh Qur'an, và tôi chẳng có cơ sở nào để biết những thông tin này bắt nguồn từ đâu, nhưng tôi nghĩ rằng thật thú vị vì những thông tin này có trong Kinh Qur'an và rằng công việc này vẫn còn đang tiếp tục để khám phá ý nghĩa của một trong số những những đoạn văn này.” Còn khi được hỏi về nguồn gốc của Kinh Qur'an, ông liền trả lời: “Vâng, tôi có thể cho rằng đó hẳn phải là một thứ gì đó rất thần thánh.”  (View the RealPlayer video of this comment
Video Clip
)

5)  Tiến sỹ Gerald C. Goeringer là Giám đốc Khóa học và Phó Giáo sư về Phôi học y khoa thuộc Khoa Y học Tế bào, Trường Y khoa, Đại học Georgetown, Washington, DC, Mỹ. Trong suốt Hội nghị Y học lần thứ tám ở Riyadh, Saudi Arabia, Giáo sư Goeringer đã phát biểu như sau trong phần thuyết trình về công trình nghiên cứu của mình:

“Trong một số tương đối ít các Aayahs (câu văn trong Kinh Qur'an) có mô tả một cách toàn diện về sự phát triển của con người, từ thời điểm hỗn hợp của giao tử đến quá trình tạo cơ quan. Trước đó chưa hề tồn tại những hồ sơ rõ ràng và hoàn chỉnh như vậy về sự phát triển của con người, bao gồm việc phân loại, thuật ngữ học và mô tả. Trong hầu hết, nếu không phải là tất cả, các trường hợp, sự mô tả này có ở vài thế kỷ trước khi có việc ghi lại những giai đoạn khác nhau trong sự phát triển của phôi thai người được mô tả trong các tài liệu khoa học truyền thống.”    (View the RealPlayer video of this comment Video Clip)

6)  Tiến sỹ Yoshihide Kozai là Giáo sư danh dự tại Đại học Tokyo, Hongo, Tokyo, Japan, và là giám đốc của Đài quan sát thiên văn học quốc gia, Mitaka, Tokyo, Japan. Ông nói:

“Tôi rất ấn tượng khi thấy những sự kiện thiên văn học đích thực ở trong Kinh Qur'an, và đối với chúng ta các nhà thiên văn học đã từng nghiên cứu từng mảnh nhỏ của vũ trụ. Chúng ta đã tập trung nỗ lực để tìm hiểu từng phần nhỏ. Bởi vì sử dụng kính viễn vọng, chúng ta chỉ có thể nhìn thấy những mảng nhỏ của bầu trời mà không phải nghĩ về toàn vũ trụ. Do đó, khi đọc Kinh Qur'an và bằng cách trả lời các câu hỏi này, tôi nghĩ rằng tôi có thể tìm thấy cách thức nghiên cứu vũ trụ trong tương lai cho bản thân.”    (View the RealPlayer video of this comment Video Clip)

7)  Giáo sư Tejatat Tejasen là Chủ nhiệm Khoa Giải phẫu ở Đại học Chiang Mai, Chiang Mai, Thailand.  Trước đó, ông từng làm Chủ nhiệm Khoa Y khoa của Đại học Chiang Mai. Tại Hội nghị Y học lần thứ tám ở Riyadh, Saudi Arabia, Giáo sư Tejasen đã đứng dậy và phát biểu:

“Trong suốt ba năm qua, tôi bắt đầu quan tâm đến Kinh Qur'an. Xuất phát từ nghiên cứu của tôi và những gì tôi học được từ hội nghị này, tôi tin rằng những gì được ghi lại trong Kinh Qur'an từ 14 thế kỷ trước phải là sự thực, điều đó có thể được chứng minh bằng các phương tiện khoa học. Do Thiên Sứ Muhammad không biết đọc hay biết viết, Thiên Sứ Muhammad phải là người đua tin để tiếp âm sự thật này, vốn được mặc khải đến Ông như một sự khai sáng của một người có đủ tư cách để là người sáng tạo ra sự thật đó. Người sáng tạo đó nhất định phải là Thượng Đế. Do đó, tôi nghĩ rằng đã đến lúc phải nói rằng: La ilaha illa Allah, ((không có thần thánh nào đáng để thờ phụng, ngoại trừ Allah (Thượng đế)), và Muhammadur rasoolu Allah, ((Muhammad là người đưa tin (Sứ Giả) của Allah (Thượng đế)). Cuối cùng, tôi phải chúc mừng vì sự tổ chức thành công và tuyệt vời hội nghị này. Nhờ nó, mà tôi không chỉ biết được những quan điểm khoa học và quan điểm tôn giáo mà còn có cơ hội để gặp nhiều nhà khoa học nổi tiếng và kết bạn với những người tham dự hội nghị. Điều quý giá nhất trong số tất cả những gì mà tôi đã học được khi đến đây là đượ nói lên: La ilaha illa Allah, và Muhammadur rasoolu Allah, và trở thành một tín đồ Islam”.    (View the RealPlayer video of this comment Video Clip)

Sau những ví dụ về những phép mầu mang tính khoa học trong Kinh Kur-an mà chúng ta đã xem xét và những bình luận của các nhà khoa học về điều đó, chúng ta hãy tự hỏi mình những câu hỏi như sau:

n Liệu đó có phải là một sự trùng hợp khi mà tất cả thông tin khoa học mới được khám phá mới đây trong nhiều lĩnh vực khác nhau đã từng được đề cập trong Kinh Qur'an, đã được tiết lộ từ 14 thế kỷ trước đó?

n  Liệu Kinh Qur'an có phải là tác phẩm của Thiên Sứ Muhammad  hay là của bất cứ người nào khác?

Chỉ có thể có một câu trả lời duy nhất đó là Kinh Qur'an nhất định là những lời của Thượng Đế và do Ngài truyền lại.
 

_____________________________

Chú thích:

(1) Lưu ý: Tất cả các chức danh nghề nghiệp của tất cả các nhà khoa học được đề cập trong trang web này được cập nhật lần cuối vào năm 1997.  Back from footnote (1)

(2) Được thuật lại trong Hadis Saheeh Muslim, #2643, và Hadis Saheeh Al-Bukhari, #3208. Lưu ý: Những gì có trong ngoặc đặc biệt {...} của phần hướng dẫn này là phần dịch những gì mà Thiên Sứ Muhammad   đã nói. Cũng cần lưu ý các bạn rằng ký hiệu # được sử dụng trong phần chú giải này dùng để chỉ số của Hadis. Một Hadis là một lời nói (lời kể) được ghi lại (truyền lại) một cách xác thực bởi những người bạn của Thiên Sứ Muhammad   về những gì Ông ấy nói, làm hoặc chứng mình. Back from footnote (2)

(3) Được thuật lại trong Hadis Saheeh Muslim, #2645.  Back from footnote (3)

(4) Thiên Sứ Muhammad  không biết chữ. Ông không biết đọc và viết, nhưng Ông đọc lại Kinh Qur'an cho những người bạn của mình nghe và yêu cầu một số người trong số họ chép lại.  Back from footnote (4)
 

Trang chủ: www.islam-guide.com